Na có vị thơm, ngọt nhẹ, múi trắng, hạt đen rất đẹp. Thông thường người ta thích ăn na dai hơn na bở. Na dai múi nhằn dễ chóc ra khỏi hột và múi cũng dai hơn.
Điều thú vị hơn là măng đắng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau tùy vào sở thích và cách thưởng thức của mỗi người. Với người dân vùng xuôi, có lẽ quen thuộc nhất là món măng xào cháy cạnh cùng tỏi hoặc chút lá chanh thái sợi.
Bánh ngải của người Tày có hương vị rất đặc biệt tưởng chừng như khó ăn mà thực sự không phải như vậy. Đó là sự kết hợp giữa thơm dẻo của bột nếp, vị mát, hơi tê tê không hề đắng của ngải cứu, dễ ăn và không ngấy; nhân đường và vừng ngọt đậm đà. Vị hăng hăng, thơm thơm rất lạ của lá ngải dung hòa cái dẻo, ngọt, thơm của nếp đường.
Rau bò khai là một loại rau rừng có mùi vị hơi đặc biệt đó là mùi khai. Chính vì vậy mà dân gian gọi nó bằng cái tên là rau bò khai.
Bánh bạc đầu là món bánh được làm từ gạo nếp, làm xong được phủ một lớp bột trắng bên ngoài chống dính, phải chăng chính vì như vậy nên người ta gọi nó là bánh bạc đầu... Có dịp tới vùng đất Võ Nhai - Thái Nguyên, đến thăm làng của người dân tộc Sán Dìu dịp lễ, tết, bạn sẽ được mời nếm thử món bánh này.
Các công đoạn làm bún khô không quá cầu kỳ nhưng mỗi người làm nghề lại có bí quyết riêng. Trong đó, kỹ thuật tay nghề của nghệ nhân vẫn là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm.
Nếu có cơ hội đến với khu du lịch hang Phượng Hoàng thì du khách hãy đến tham quan cơ sở sản xuất đậu Bình Long thuộc xóm Mỏ Gà và thưởng thức món đậu phụ, đặc sản của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
Nghề làm đậu phụ ở Bình Long được người dân Hưng Yên mang theo từ quê nhà khi lên Thái Nguyên xây dựng vùng kinh tế mới. Giờ đây xã Bình Long được nhiều người biết đến bởi nghề làm đậu phụ thơm ngon
Rượu không thể vắng mặt trong các sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người Tày, nó gắn với người Tày như một sự tất yếu. Trong các cuộc vui chung như lễ hội, thoảng trong câu sli, câu lượn trao duyên của những đôi trai gái hay trong những điệu nhảy của các chàng trai Tày luôn phảng phất men say nồng của rượu.
Hạt mắc khén là thứ gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn hàng ngày của người dân thiểu số, đặc biệt là người dân tộc Thái và người H’Mông. Loai hạt này mang nét đặc thù văn hóa, truyền thống và được ví như linh hồn ẩm thực của một bộ phận không nhỏ người dân tộc vùng cao.