0
Thành tiền:
    Thanh toán
    Đặc sản bánh giầy Võ Nhai

    Bánh giầy thoạt nhìn rất đơn giản, thường được nặn hình tròn, dày tầm 1cm nhưng lại thể hiện sự tinh tế của người làm ra nó. Người làm bánh có cẩn thận, trau chuốt mới tạo nên được những chiếc bánh tròn đều, mịn màng như vậy. Bánh giầy truyền thống thường được làm bằng gạo nếp đồ chín rồi giã thật mịn.

    Bánh giầy trắng trắng, tròn tròn quá đỗi gần gũi với bao thế hệ người Việt. Chắc là bạn sẽ ngạc nhiên lắm bởi cách làm bánh giầy lại vô cùng đơn giản.

    Những món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam hầu hết đều có một sự tích, một câu chuyện kèm theo. Nếu bánh chưng tượng trưng cho đất đai thì bánh giầy lại tượng trưng cho bầu trời. Một số dân tộc miền Bắc còn lấy bánh giầy làm món bánh truyền thống trong dịp tết.

    Bánh giầy thoạt nhìn rất đơn giản, thường được nặn hình tròn, dày tầm 1cm nhưng lại thể hiện sự tinh tế của người làm ra nó. Người làm bánh có cẩn thận, trau chuốt mới tạo nên được những chiếc bánh tròn đều, mịn màng như vậy. Bánh giầy truyền thống thường được làm bằng gạo nếp đồ chín rồi giã thật mịn. 


    Loại gạo làm bánh phải là gạo nếp nương, hạt đều đem đãi sạch rồi cho vào đồ xôi lên chừng 30 phút. Sau đó, khi những hạt gạo nếp vừa chín đều, dẻo, phụ nữ Tày cho vào cối sạch để giã nhuyễn. Thời gian giã cũng phải mất gần 1 giờ đồng hồ. Đây là công việc đòi hỏi sức vóc, muốn giã được phải 2 người cùng đứng giã. Nếu giã không nhuyễn ăn thấy hạt gạo, sẽ mất ngon. Khi giã bánh xong, người ta đem nặn bánh thành nhiều hình thù, kích thước khác nhau, có cái to bằng bàn tay, có cái to bằng cái đĩa, có cái hình tròn, có cái dài hình bầu dục…

    Ở nhiều nơi, do không có nhiều thời gian nên bánh giầy cũng được “biến tấu” đi ít nhiều, chẳng hạn như không còn giã bằng tay mà giã bằng máy. Tuy nhiên, cách làm bánh dày truyền thống của người phụ nữ Tày xưa kia vẫn mang lại những chiếc bánh dẻo thơm nhất, không lẫn với bất kỳ loại nào.


    0 bình luận

    Viết bình luận của bạn