0
Thành tiền:
    Thanh toán

    Khám phá 3 địa điểm du lịch Võ Nhai hấp dẫn, đẹp, nổi tiếng

    Khám phá 3 địa điểm du lịch Võ Nhai hấp dẫn, đẹp, nổi tiếng

    Võ Nhai là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên. Đến với Võ Nhai (Thái Nguyên) là đến với vùng đất hoang sơ, kỳ vĩ cùng những di tích lịch sử cổ kính.

    1. Cụm hang Phượng Hoàng và suối Mỏ Gà

    Khi đến Võ Nhai, bạn không nên bỏ qua việc tham quan hang Phượng Hoàng nổi tiếng. Địa điểm tọa lạc tại xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, ở độ cao 500m so với mực nước biển, ước tính chiều dài của hang là 476m và chiều cao bên trong hang là 70m.

    Khi đặt chân đến đây, khách tham quan sẽ trầm trồ bởi những vẻ đẹp mà nó mang lại. Trong hang có nhiều nhũ đá màu sắc đa dạng, hình thù phong phú, sinh động. Đặc biệt có một khối đá rất cao, hình thù giống chim phượng hoàng đang trong tư thế sải cánh. Đó cũng là lý do nơi đây có tên gọi hang Phượng Hoàng.

    Nhũ đá trong Hang Phượng Hoàng Thái Nguyên

    Ra khỏi hang, du khách sẽ bắt gặp suối Mỏ Gà. Nước suối róc rách hòa cùng phong cảnh hữu tình tạo nên một bức tranh thi vị. Thông thường du khách khi tham quan hang Phượng Hoàng sẽ ghé ngang suối Mỏ Gà.

    2. Thác Nặm Rứt ( Thác Mưa Rơi )

    Đến xã Thanh Sa, du khách không thể bỏ qua thác Nặm Rứt hay còn gọi là thác Mưa Rơi. Đây là thác nước tuyệt đẹp đổ từ trên núi cao xuống dòng sông Thần Sa thơ mộng, vẽ nên phong cảnh hoang dã đầy cuốn hút. Không khí trong lành cùng thác nước mờ ảo tạo cảm giác mát mẻ, du khách như muốn thả hồn vào thiên nhiên tươi đẹp.

    Vẻ đẹp vô thực của thác Nặm Rứt

    3. Mái đá ngườm

    Mái Đá Ngườm là di tích lịch sử quan trọng của khu di tích khảo cổ Thần Sa tọa lạc ở phần cuối của xóm Kim Sơn, thuộc xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Đây là một mái đá cao có chiều dài khoảng 30m, chiều rộng 60m. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết của người Việt cổ tại khu vực Mái đá ngườm từ những năm 1980. Địa điểm này thích hợp với những ai yêu thích sự kỳ bí và thích thú với bộ khảo cổ học.

    Mái đá ngườm

    0 bình luận

    Viết bình luận của bạn