Sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh, cùng hệ thống di tích lịch sử, văn hóa giá trị, Võ Nhai là địa phương có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch. Trong những năm qua, huyện đã quan tâm đẩy mạnh phát triển lĩnh vực này với mục tiêu khai thác tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên gắn với phát huy giá trị văn hóa truyền thống, thu hút đầu tư phát triển ngành du lịch.
Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng trải rộng trên diện tích gần 20.000 ha trên địa bàn huyện Võ Nhai, cách TP Thái Nguyên khoảng 30km về phía đông bắc, đây là một quần thể núi non, hang động hùng vĩ, hệ thống động, thực vật đa dạng, phong phú. Trong khu vực này, còn có các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng, đồng bào dân tộc thiểu số thân thiện, những nét văn hoá đặc sắc cho nên có tiềm năng lớn phát triển du lịch.
Với lịch sử phát triển lâu đời - nơi những cộng đồng người Việt cổ đầu tiên định cư, Võ Nhai tự hào là mảnh đất cội nguồn, mang đậm những dấu ấn trong văn hóa truyền thống và lịch sử dựng nước, lịch sử cách mạng Việt Nam... Bằng sự nỗ lực đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện, Võ Nhai đang phấn đấu khơi dậy tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Trên địa bàn huyện Võ Nhai hiện có 82 điểm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Những năm gần đây, huyện đã chú trọng thu hút đầu tư vào du lịch, tuy nhiên lĩnh vực này vẫn chưa phát triển tương xứng với thế mạnh, tiềm năng.
Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên với trên 70% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, từ nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng bào vùng cao nơi đây đã thay đổi tư duy, lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp điều kiện của địa phương, từ đó cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Võ Nhai đang từng bước "thay da đổi thịt".
Huyện Võ Nhai là thị trường đầy hứa hẹn với nhiều tiềm năng. Nơi đây đang nhận được nhiều sự chú ý của giới đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt, đây là địa phương có nhiều tài nguyên thiên nhiên và quỹ đất sạch dồi dào bậc nhất tỉnh Thái Nguyên.
Tỉnh Thái Nguyên xác định phát triển 4 sản phẩm du lịch chính nhằm đạt mục tiêu đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm du lịch vùng Việt Bắc, tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân trên 10%/năm, đến năm 2025 đón hơn 3,2 triệu lượt khách, tổng doanh thu từ du lịch đạt 3000 tỷ đồng/năm...
Thực hiện nghị quyết của HĐND và các quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, ngày 10/06, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có cuộc khảo sát và làm việc với UBND huyện Võ Nhai về triển khai chính sách hỗ trợ xây dựng điểm du lịch cộng đồng tại xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai.
Là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên, Võ Nhai có 15 xã, thị trấn với dân số trên 69.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 70%.
Một trong ba nhiệm vụ trọng tâm (Có thể coi là khâu đột phá) được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Võ Nhai lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 là “Tập trung phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch, phát huy tiềm năng, thế mạnh và bản sắc dân tộc của địa phương”. Vì đã thống nhất cao về định hướng, chủ trương nên ngay từ trước đại hội, Huyện ủy Võ Nhai đã chỉ đạo xây dựng 2 đề án trọng điểm gắn với các lĩnh vực này để sớm triển khai thực hiện, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, từng bước nâng cao đời sống của Nhân dân.
Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên với trên 70% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, từ nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước, cuộc sống cũng như kinh tế của nhiều gia đình đồng bào vùng cao nơi đây đã ngày một đổi thay.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Võ Nhai vào sáng ngày 13/05, đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho rằng: Võ Nhai cần phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của huyện vùng cao duy nhất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó có các “trụ đỡ” về nông nghiệp và phát triển du lịch.